Chuyên đề chính là một diễn đàn chia sẻ, thảo luận về lý luận và thực tiễn cũng như những kinh nghiệm, biện pháp thực hiện hiệu quả giáo dục STEM, phù hợp với yêu cầu đổi mới hoạt động dạy học theo Chương trình GDPT 2018. Từ đó giúp các nhà trường tổ chức, triển khai có hiệu quả các hình thức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống; khuyến khích giáo viên đổi mới, sáng tạo trong dạy học; góp phần hình thành năng lực, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo trong giải quyết vấn đề ở học sinh THCS nhằm đào tạo những con người toàn diện và định hướng tương lai cho học sinh. Chuyên đề được giao cho Trường THCS Lạc Viên, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng thực hiện.
Đến dự và chỉ đạo chuyên đề, về phía Sở GDĐT Hải Phòng có ông Đỗ Văn Lợi - Phó Giám đốc, lãnh đạo, chuyên viên Phòng GDTrH; Về phía quận Ngô Quyền có ông Trịnh Quang Trường - Phó Bí thư thường trực Quận ủy - Chủ tịch HĐND, ông Đặng Văn Khởi- Phó Chủ tịch UBND và các ông bà là lãnh đạo, chuyên viên Phòng GDĐT, Ban Tuyên giáo Quận ủy, Phòng Văn hóa - Thông tin, Liên đoàn Lao động, lãnh đạo phường Máy Tơ; đại diện lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên tổng phụ trách Đội và các thầy cô giáo giảng dạy môn Toán, KHTN, Công nghê, Tin học các trường THCS trên địa bàn Quận Ngô Quyền. Cùng dự còn có đại biểu lãnh đạo, chuyên viên phòng GDĐT các quận, huyện và đại diện giáo viên đến từ các trường THCS trong toàn thành phố.
Chuyên đề gồm các hoạt động sau:
-
Phát biểu khai mạc của ông Đỗ Văn Lợi- Phó Giám đốc - Sở GDĐT Hải Phòng.
-
Phóng sự “Giáo dục STEM” tại Trường THCS Lạc Viên quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng
-
Dạy minh họa chuyên đề “Hoạt động trải nghiệm STEM”
-
Rút kinh nghiệm chuyên đề
-
Kết luận, bế mạc.
Ở phần dạy minh họa “Hoạt động trải nghiệm STEM” cô giáo Hoàng Thị Nga- Giáo viên môn KHTN, Trường THCS Lạc Viên cùng các em đến từ ba câu lạc bộ STEM Trường THCS Lạc Viên thực hiện. Thông qua hình thức tổ chức CLB STEM, thực hiện các bước để tạo ra sản phẩm STEM, gắn với ứng dụng vào thực tiễn, đời sống. Chú trọng việc hình thành và phát triển phẩm chất năng lực, kỹ năng thực hành cho học sinh, tu duy nghiên cứu, tư duy phản biện khoa học trong việc tìm ra giải pháp phù hợp với môi trường…
Qua chuyên đề, đã giúp các nhà quản lý giáo dục, giáo viên dạy các môn KHTN, Toán học, Tin học, Công nghệ hiểu sâu thêm về tính tất yếu của việc đưa giáo dục STEM vào trong nhà trường. Hoạt động này không chỉ góp phần làm đổi mới phương pháp dạy
Một số hình ảnh minh họa.