Đồng chí Bùi Văn Kiệm - Giám đốc Sở GD-ĐT phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội thi, đồng chí Bùi Văn Kiệm - Giám đốc Sở GD-ĐT nhấm mạnh mục đích của Hội thi là phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh, góp phần phát triển giáo dục của thành phố. Tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp. Góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, truyền đạt, phổ biến, trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; Hội thi phải đảm bảo nguyên tắc dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi; Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất; Đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành; Hiệu trưởng trường THPT chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở GD-ĐT về điều kiện dự thi, đảm bảo tính tự nguyện của giáo viên của trường mình tham gia Hội thi cấp thành phố.

Bà Phạm Thị Thu Hà – Trưởng phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Bà Phạm Thị Thu Hà – Trưởng phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT hướng dẫn thực hiện nội dung và hình thức dự thi lên lớp 01 tiết dạy: Mỗi giáo viên thực hành dạy một tiết theo kế hoạch giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi của trường THPT đặt làm địa điểm tổ chức Hội thi. Tiết dạy tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp đó. Giáo viên không được dạy trước (dạy thử) tiết dạy tham gia Hội thi trong năm học tổ chức Hội thi. Giáo viên được bắt thăm lớp, tiết dạy theo hướng dẫn của BTC và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy trong thời gian không quá 02 ngày trước thời điểm thi;
- Đối tượng học sinh tham gia tiết dạy do đơn vị được Sở GD-ĐT đặt làm địa điểm tổ chức Hội thi cụ thể:
- Các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ công nghiệp, Công nghệ nông nghiệp, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Mĩ thuật thi tại THPT Thái Phiên;
- Các môn Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, GD Kinh tế và Pháp luật, Ngoại ngữ, Âm nhạc thi tại THPT Ngô Quyền.
- Tiết dạy yêu cầu phải đạt:
+ Nội dung: Bài dạy phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, chính xác, khoa học và thực tiễn. Các nội dung tích hợp, lồng ghép (nếu có) các vấn đề: Giáo dục môi trường, giáo dục dân số, chủ quyền biển đảo, giáo dục kỹ năng sống, biến đổi khí hậu, dạy học giáo dục địa phương, dạy học gắn liền với di sản và thực tiễn...
+ Phương pháp: Tích cực đổi mới và vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu của bài dạy, đặc biệt là sử dụng các PPDH mới, các kĩ thuật dạy học mới, đổi mới KTĐG theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh, sử dụng đồ dùng và ứng dụng CNTT hợp lý.
+ Giáo án: Thể hiện được những mục tiêu, nội dung cơ bản của bài dạy, công tác chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho giờ học; phương án, kế hoạch, thời gian làm việc của giáo viên và học sinh, những biện pháp cơ bản về giáo dục, quản lý và hướng dẫn học sinh làm việc có hiệu quả.
- Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy: Mỗi giáo viên dự thi trình bày một báo cáo về biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo trao đổi.
+ Nội dung: Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy là những nghiên cứu, giải pháp của bản thân giáo viên về một vấn đề trong công tác giảng dạy trên lớp như: Đổi mới PPGD một bài, một chủ đề, một chương... thuộc chương trình sách giáo khoa hiện hành; Dạy học lồng ghép, tích hợp các nội dung: Giáo dục môi trường, giáo dục dân số, sử dụng tiết kiệm năng lượng, chủ quyền biển đảo, giáo dục kỹ năng sống, biến đổi khí hậu; Dạy học theo chủ đề tích hợp, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém theo hướng đổi mới phương dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học tiếp cận phát triển năng lực học sinh...
+ Hình thức: Báo cáo được đóng quyển theo Mẫu 02.
+ Yêu cầu: Có hình thức trình bày đúng qui định; Báo cáo có nội dung phù hợp, có tính phổ dụng cao, được trình bày chính xác, khoa học, đã được bản thân áp dụng, có thể dùng làm tư liệu để phổ biến rộng rãi; Biện pháp được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Cán bộ, giáo viên tham dự Hội nghị
Qua phần tập huấn chuyên môn tập trung tại Hội trường và tập huấn riêng theo từng môn học tại các phòng học bộ môn Trường THPT Ngô Quyền, các giáo viên tham gia dự thi được nắm bắt thông tin, trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng và nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình. Chúc các thầy cô giáo tham gia dự thi thực hiện xuất sắc phần thi của mình. góp phần thực hiện thành công