Ông Phạm Quốc Hiệu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu tại Chuyên đề
Tới dự và chỉ đạo chuyên đề có ông Phạm Quốc Hiệu, Phó Giám đốc cùng các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục Trung học Sở GD&ĐT. Về phía Quận Lê Chân, có ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND Quận Lê Chân, cùng các đại diện lãnh đạo Quận; các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện cùng các thầy cô giảng dạy môn Toán tại các trường THCS trong địa bàn thành phố. Đặc biệt là sự có mặt của toàn thể HĐSP, các bậc CMHS và hơn 200 học sinh khối 9 trường THCS Hoàng Diệu.
Bà Trần Thị Kim Xuyến – Hiệu trưởng trường THCS Hoàng Diệu
Trong phần phát biểu khai mạc, đồng chí Phạm Quốc Hiệu – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT nhấn mạnh vai trò quan trọng của thống kê trong cuộc sống, trong việc phát triển tư duy phản biện, hùng biện, kỹ năng phân tích và dự đoán của học sinh, đặc biệt là nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thời đại chuyển đổi số hiện nay. Bài phát biểu đề dẫn của đồng chí Trần Thị Kim Xuyến – Hiệu trưởng nhà trường cũng nhấn mạnh rằng, việc trang bị kiến thức và kỹ năng thống kê không chỉ giúp học sinh hiểu được cách phân tích, xử lý dữ liệu mà còn là nền tảng quan trọng để các em bước đầu đưa ra các nhận định, đánh giá, từ đó có ý thức thay đổi hành vi hoặc có thể đưa ra các lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống.
Cô giáo Dương Thị Hoài Hà dạy tiết dạy minh họa Chuyên đề và các em học sinh lớp 9A1 trường THCS Hoàng Diệu
Trọng tâm của Chuyên đề là tiết học minh họa do cô giáo Dương Thị Hoài Hà và các em học sinh lớp 9A1 thể hiện. Tiết học xoay quanh nội dung bài 22 về bảng tần số và biểu đồ tần số, một nội dung khó và quan trọng giúp học sinh hiểu rõ cách thiết lập bảng tần số, vẽ biểu đồ và giải thích ý nghĩa của các con số thống kê. Cô giáo và học sinh đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, thể hiện khả năng ứng dụng thông tin rất thành thạo qua việc học sinh trực tiếp sử dụng, thao tác trên các công cụ của Microsoft Office, Google Forms, phần mềm Quizzi và công nghệ AI… để giúp học sinh thu thập, phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời khai thác tính trực quan của biểu đồ để phát hiện các xu hướng trong dữ liệu. Tiết học được xây dựng sinh động, cuốn hút, giúp học sinh vừa nắm chắc kiến thức, vừa nâng cao khả năng sử dụng công nghệ trong học tập, phát triển nhiều năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT và Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Quận Lê Chân tặng hoa chúc mừng
Sau tiết học minh họa, phần thảo luận, phân tích, rút kinh nghiệm bài học được diễn ra dưới sự chủ trì điều hành của đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học cùng các đồng chí chuyên viên phụ trách môn học - Sở GDĐT; đồng chí Phạm Sỹ Tuyên - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Lê Chân. Theo lãnh đạo phòng GD&ĐT quận Lê Chân phát biểu, để tổ chức triển khai dạy học hiệu quả môn Toán đòi hỏi mỗi nhà trường nói chung và mỗi giáo viên nói riêng khi giảng dạy môn Toán cần phải đổi mới về phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động dạy - học. Từ đầu năm học, Phòng GD&ĐT Quận Lê Chân đã tổ chức thành công hơn 10 Chuyên đề cấp quận và cấp thành phố về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá ở các bộ môn học/hoạt động giáo dục, trong đó có môn Toán. Tuy nhiên, là những người trực tiếp đứng lớp, rất nhiều giáo viên còn có những băn khoăn, vướng mắc, những khó khăn cần phải được tiếp tục tháo gỡ giúp họ giảng dạy tốt hơn, đạt được mục tiêu đề ra ở bộ môn này.
Sau khi dự Chuyên đề, Các đồng chí lãnh đạo Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thầy cô giảng dạy môn Toán trong toàn Thành phố đánh giá rất cao về nội dung chuyên đề thiết thực, sáng tạo, có thể áp dụng nhân rộng cách thực hiện ở các trường THCS trong địa bàn thành phố. Nhà trường đã mạnh dạn lựa chọn được một nội dung mới và khó triển khai để thực hiện Chuyên đề, giúp cho người dự được học hỏi rất nhiều trong cách tổ chức tiết học hiệu quả. Giáo viên lên lớp có về năng lực sư phạm và tính sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy đảm bảo về phương pháp, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu… nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học. Việc xây dựng kế hoạch bài dạy đảm bảo đủ thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã đặt ra. Sự linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng công nghệ vào tiết dạy minh họa. Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng thành hoạt động học với mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập cụ thể mà học sinh phải hoàn thành, cách thức thực hiện linh hoạt, tổ chức dạy học phát huy được tính tự học, chủ động sáng tạo của học sinh. Đặc biệt qua bài giảng, giáo viên đã thực hiện tiết dạy đảm bảo yêu cầu cần đạt quy định trong Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT, tất cả các học sinh đều thực hiện tốt các nhiệm vụ cá nhân, kỹ thuật học nhóm, tự tin chia sẻ, đánh giá nhận xét, chủ động chiếm lĩnh nội dung bài học; đặc biệt là thể hiện được khả năng ứng dụng CNTT rất thành thạo. Chuyên đề với những con số nhưng không hề khô khan mà gắn với những vấn đề thực tiễn rất gần gũi, sinh động đối với học sinh, giúp các em không còn thấy môn Toán khó mà nó thực sự rất cần thiết trong đời sống.
Kết luận phần thảo luận, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học ghi nhận sự chuẩn bị chu đáo của đồng chí giáo viên lên lớp chuyên đề cũng như toàn thể HĐSP trường THCS Hoàng Diệu và nhấn mạnh “Chuyên đề cấp thành phố “Thống kê – Những con số biết nói” của trường THCS Hoàng Diệu là một hoạt động chuyên môn có sức lan tỏa về tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tới các thầy, cô giáo giảng dạy môn Toán. Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ sự đổi mới bắt nhịp với xu thế phát triển của công nghệ là tất yếu đòi hỏi sự nỗ lực chung tay của các nhà trường. Thường xuyên chia sẻ và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc sẽ là hành trang giúp các thầy cô giáo cập bến thành công trong việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 năm học 2024 - 2025.
Một số hình ảnh tại Chuyên đề: