Nhằm tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đoàn công tác của Công an thành phố kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Căn cứ Báo cáo số 8799-BC/ĐUCA
ngày 30/8/2024 của Đảng ủy Công an thành phố về kết quả thực hiện Chỉ thị số
23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư trong Công an thành phố Hải Phòng
06 tháng đầu năm 2024, Sở GDĐT chỉ đạo các đơn vị giáo dục:
1. Phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho học sinh và phụ huynh học sinh các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; các kỹ năng điều khiển phương tiện, kỹ năng khi đi trên phương tiện thủy nội địa và khi đi qua đường ngang giao nhau với đường sắt, kỹ năng xử lý tình huống; mức sử phạt đối với những hành vi vi phạm như: điều khiển xe không có giấy phép lái xe; không đội mũ bảo hiểm; chở quá số người quy định; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; chạy dàn hàng hang; đi ngược chiều của đường một chiều; lạng lách, đánh võng; tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép, giao phương tiện cho người chưa đủ điều kiện để điều khiển; …. ; những vụ việc lứa tuổi học sinh vi phạm TTATGT và hậu quả của những vụ TNGT có liên quan đến các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, Facebook, Zalo, Youtube, Viber, Instagram, … để răn đe, phòng ngừa, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông.
2. Phối hợp với gia đình học sinh giáo dục ý thức chấp hành TTATGT, yêu cầu gia đình không giao xe cho học sinh điều khiển khi chưa đủ điều kiện (chưa đủ tuổi, chưa có Giấy phép lái xe theo quy định).
3. Nhân rộng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, đội thanh niên tình nguyện, các “Đội cờ đỏ” tại khu vực cổng trường trong các giờ cao điểm, tạo thói quen chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông tại cổng trường cho học sinh và phụ huynh học sinh.
4. Tổ chức ký cam kết cho các em học sinh, phụ huynh học sinh, cá nhân, tổ chức có phương tiện đưa đón học sinh (đối với những cơ sở giáo dục ký hợp đồng vận chuyển học sinh) ký cam kết không vi phạm các quy định về giao thông; không chở học sinh khi phương tiện không đủ điều kiện; không giao xe cho học sinh khi không đủ điều kiện điều khiển phương tiện.
5. Không tổ chức trông, giữ xe mô tô của học sinh khi chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng và chính quyền địa phương yêu cầu các hộ dân giữ xe xung quanh khu vực trường cam kết không nhận trông, giữ xe mô tô của học sinh; xử lý dứt điểm các điểm trông, giữ xe tự phát nhận trông giữ xe mô tô của học sinh.
6. Gắn trách nhiệm của lớp học, từng giáo viên trong quản lý học sinh khi tham gia giao thông; đưa nội dung giáo dục pháp luật về TTATGT là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm của các tổ chức, cá nhân và đánh giá xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trong từng học kỳ và năm học.
7. Chịu trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong công tác bảo đảm TTATGT.
Sở GDĐT không đề xuất tặng danh hiệu thi đua “Tập thể Lao động xuất sắc”, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và các hình thức khen thưởng khác vào dịp tổng kết năm học đối với các tập thể chưa đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, vi phạm một trong các trường hợp sau: (1) Có cán bộ, giáo viên, người lao động vi phạm trật tự an toàn giao thông; (2) Có học sinh vi phạm TTATGT để xảy ra tai nạn giao thông (trừ trường hợp do lỗi khách quan); (3) Có học sinh vi phạm TTATGT vượt quá tỷ lệ 1% số học sinh của đơn vị mình.
Một số hình ảnh tại cuộc kiểm tra: